Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính Q2 và bán niên 2017 sau nhiều lần trì hoãn và bị HOSE nhắc nhở về chậm nộp.
Lần đầu tiên TTF báo lãi sau nhiều kỳ BCTC. Con số lãi 12 tỷ trên BCTC hợp nhất cũng chỉ là lãi cho vui, cho dù ban lãnh đạo công ty cam kết lợi nhuận báo cáo là thật. (Hoá ra bây giờ báo cáo thông tin tài chính ra ngoài, các công ty lại phải kèm theo cam kết là thật?)
Điểm sáng trên BCTC công bố chưa thấy. Tiền sụt giảm mạnh. Phải thu như thường lệ vẫn tăng mạnh (755 lên 1041 tỷ), trong đó khoản doanh thu/ phải thu trích trước theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng lên đến gần 350 tỷ (trước đây không có khoản này). Cần phải hiểu bản chất của khoản này chỉ là khoản trích trước doanh thu một cách chủ động của TTF chứ không có sự thống nhất nghiệm thu với khách hàng. 512 tỷ doanh thu, mà có đến 350 tỷ phải thu theo tiến độ, chưa tính phải thu khách hàng khác. Thuyết minh cho thấy phần lớn các khoản phải thu tồn từ năm trước đến nay vẫn không thu được, chứng minh cho doanh thu năm trước có vấn đề cực lớn, và phải nhờ “một nhà đầu tư” xử lý giúp.
Hơn thế nữa, trong điều kiện cạn tiền, khách hàng lớn chưa thấy dấu hiệu bơm tài chính, TTF xuất hiện khoản phải thu về cho vay lên đến 112 tỷ, không được cung cấp thông tin chi tiết nào. Một dấu hiệu rất thiếu tích cực của “củi đã rút” và lỗ tiềm ẩn khi chất lượng tài sản rất kém.
Hàng tồn kho yếu kém (1700 tỷ) nhiều năm vẫn tồn tại ở mức cao như vậy, không có sự sụt giảm đáng kể để thể hiện dấu hiệu được xử lý. Theo đúng chuẩn mực kế toán, đây là sẽ là khoản lỗ cực lớn đã được dự báo trong thời gian ngắn tới, chứ không phải sang năm mới xử lý theo lời CEO. Điểm này cũng là dấu hiệu cho thấy khách hàng lớn chưa bơm tài chính để xử lý, hợp đồng đã ký chưa thấy tín hiệu khả quan.
Điểm sáng hiếm hoi trên BCTC công bố đợt này là nợ vay đã được tái cơ cấu một phần từ ngắn hạn sang dài hạn, mặc dù TTF cũng không cho người ta biết chi tiết đằng sau.
Doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ, mặc dù cùng kỳ năm ngoái doanh thu phần nhiều là ảo khi ý kiến kiểm toán nói rất rõ về khoản doanh thu hơn 500 tỷ từ nhóm DLC là không xác định được. Năm nay chưa biết thế nào? Hoạt động yếu kém khiến vốn chủ thuần vẫn chưa được cải thiện, mất gần hết vốn trên báo cáo, còn thực chất thì hết vốn lâu rồi.
Mà cái nhóm DLC này là do TTF lập ra để cook, nhóm này có cả phải thu và phải trả. Khoản bảo lãnh không huỷ ngang của TTF cho DLC vay 420 tỷ tại Ngân hàng Việt Á. Hiện tại khoản nợ quá hạn gốc 87 tỷ và lãi 3,4 tỷ. Theo đúng chuẩn mực kế toán TTF phải trích dự phòng vào chi phí khoản này, khiến lỗ rất nặng.
BCTC do công ty công bố trên website: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ bị dấu đi. Thuyết minh chi tiết cũng không chịu công bố. Một dấu hiệu rất tệ của một “con bệnh”.
Đấy là những hoạt động kinh doanh chính. TTF báo lãi Q2 và bán niên 2017 chủ yếu do hoạt động khác 88 tỷ do được miễn lãi vay (tức là giảm chi phí đã trích năm ), mà không có chi tiết thông tin. Một điều chắc chắn rằng Lợi nhuận hoạt động khác này hoàn toàn không bền vững hoặc chỉ là thủ thuật để ghi nhận.
BCTC bán niên do TTF công bố trên website ở đây
BCTC bán niên TTF đầy đủ cả thuyết minh ở đây
Case TFF (Gỗ Trường Thành) đã được phân tích rất kĩ trong chương trình Behind the Nunbers – Phương pháp phát hiện gian lận BCTC cuối năm 2016, đầu 2017. Với những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính Việt Nam nửa cuối năm 2017, chương trình đào tạo Behind the Numbers – Phương pháp phát hiện gian lận BCTC sẽ được cập nhật thêm những case study mới nhất, góp phần giải quyết những khúc mắc cho các học viên khi tìm hiểu sâu về những “mánh khóe” mà các công ty thường sử dụng để “làm đẹp” BCTC.
Tại TP. Hà Nội: Khai giảng ngày 26/9/2017, thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Tại TP. Hồ Chí Minh: Khai giảng ngày 30/10/2017, thông tin chi tiết TẠI ĐÂY