“Tư duy quản trị của doanh nhân quyết định tinh thần doanh nghiệp”. Tiêu đề của một bài báo khi nói về việc quản trị và vận hành hiệu quả của một doanh nghiệp Việt khi áp dụng tinh thần Nhật Bản. Có thể coi Nhật Bản là một trong những đất nước coi trọng tính hiệu quả trong quản trị, khi mà sự tinh gọn trong quy trình đã được đúc kết thành các phương pháp quản trị cả trong sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều cố gắng học tập những phương pháp quản trị của người Nhật.
Ảnh: CMA Networking – Chủ đề “Quản trị tinh gọn”
Bí quyết quan trọng nhất chính là “Quản trị trên quan điểm tinh gọn, chuẩn xác, chất lượng cao, cắt giảm chi phí triệt để, hiệu quả từng đồng vốn sử dụng”.
Bắt nguồn của phương pháp quản trị đặc biệt về chi phí, chất lượng và vốn không xuất phát từ người Nhật mà đến từ Henry Ford, nhà sáng lập huyền thoại của hãng Ford, nhưng người Nhật đưa những phương pháp này lên một tầm cao. Nói về Ford, người ta không chỉ nhắc đến nhà sáng lập đầu thế kỷ 20 của họ mà còn nhắc đến một Thiên tài quản trị hiện đại, Alan Roger Mulally, người đã đưa Ford từ một hãng “xấu xí” gặp quá nhiều vấn đề đầu những năm 2000s trở thành một hãng “tạo lợi nhuận”.
Trở thành CEO của Ford vào 5/9/2006, Mulally đã tái thiết Ford từ góc độ sản phẩm với sự trở lại của siêu phẩm Taurus, từ góc độ chiến lược với One-Ford trên toàn cầu. Một quyết định mang tính lịch sử của Mulally ngay khi vừa nhận chức là “Thế chấp toàn bộ tài sản của Ford để vay 23,6 tỷ USD”, xin nhắc lại là tỷ đô la Mỹ. Ông đã nói khi đó rằng “số tiền này sẽ được dùng để giúp công ty vượt qua cuộc khủng hoảng và những biến cố không thể lường trước”.
Dường như Mulally đã là một trong số cực kỳ ít người tiên đoán được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần 2 năm sau đó. Và Ford là hãng ô tô khổng lồ duy nhất của Mỹ không cần đề sự cứu trợ của Chính phủ Mỹ trong cơn đại khủng hoảng này, trong khi hai gã khổng lồ còn lại là General Motors và Chrysler đều chịu chung số phận là phá sản và xin bảo hộ của chính phủ. Quyết định tìm nguồn vốn lên đến 23,6 tỷ USD đó được đưa vào sách giáo khoa về chiến lược tài chính và tầm nhìn của một lãnh đạo cấp cao.
Có thể nói tài chính doanh nghiệp mang tính chiến lược là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của cả một công ty, đặc biệt là những công ty, doanh nghiệp phát triển đến quy mô lớn, gia nhập sàn chứng khoán. Với sự cấp thiết của thị trường, chương trình CMA Australia đã được “may đo” dành riêng cho thị trường Việt Nam từ tháng 04/2019, với nội dung chính “CMA Australia – Trở thành Giám đốc tài chính chiến lược“.
“CMA: Tài chính doanh nghiệp ứng dụng – Applied Corporate Finance” – Một chương trình Mini MBA về quản trị chiến lược tài chính doanh nghiệp (Mini MBA in Finance) dành cho CHỦ DOANH NGHIỆP, CEO, CFO và các chuyên gia quản lý tài chính. CMA là chương trình chuẩn quốc tế đến từ Australia, thuộc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) duy nhất được “MAY ĐO” cho thị trường và bối cảnh Việt Nam. Với sự giảng dạy của chuyên gia Phan Lê Thành Long – Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (Institute of Certified Management Accountants, Australia, CMA Australia) tại Việt Nam, đồng thời là Phó Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán An Việt – Chương trình CMA đã được kế thừa những giá trị cốt lõi về phương pháp quản trị doanh nghiệp, cũng như kết tinh kinh nghiệm từ hệ thống tài chính của hàng trăm doanh nghiệp, tập đoàn và cả các ngân hàng.
Ảnh: CMA Australia – Trở thành Giám đốc tài chính chiến lược
CMA sẽ bắt đầu từ câu chuyện thiết lập chiến lược tài chính cho đến xây dựng và quản trị hệ thống tài chính hàng ngày; từ nghiên cứu các case study thực tế về gọi vốn quỹ đầu tư cho đến mổ xẻ các đợt IPO phát hành cổ phiếu lần đầu và chiến lược niêm yết cổ phiếu. Đặc biệt, áp dụng quy trình quản trị tinh gọn tiết kiệm chi phí triệt để mà vẫn tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm dịch vụ, các phương pháp phân tích lợi nhuận và hiệu quả đa chiều, từ quản trị dòng tiền cho đến thiết lập cấu trúc vốn tối ưu… Tất cả nội dung trong chương trình CMA hướng đến mục tiêu duy nhất là tối ưu giá trị của công ty và mang lợi ích cho cổ đông, bao gồm cả nhận thức rủi ro và vượt qua khủng hoảng như case study của Ford.
Với khung chương trình theo chuẩn quốc tế, CMA: Tài chính doanh nghiệp ứng dụng là khóa đào tạo dành cho cả Chủ doanh nghiệp, CEO, CFO, kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính các tập đoàn bởi trong cùng một công ty, những người lãnh đạo luôn cần “nhìn về cùng một hướng” khi đưa ra các quyết định quan trọng. Đối với người chủ doanh nghiệp, khi muốn quản lý cũng cần phải hiểu và nắm rõ hệ thống tài chính vận hành như thế nào để có thể ra các quyết định chính xác.
4 năm phát triển với lượng hội viên đông đảo, CMA đã có rất nhiều công ty tham dự từ cấp lãnh đạo, Ban Giám đốc, nhưng chỉ đến chương trình “May đo” lần này, CMA mới thực sự dành cho cả Chủ doanh nghiệp và các CEO thay vì chỉ dành cho dân chuyên tài chính như trước đây.
Thông tin chi tiết chương trình CMA Australia – Trở thành Giám đốc tài chính chiến lược:
Khai giảng 23/04/2019 tại TP. Hà Nội: https://goo.gl/6tT3yw Thông tin liên hệ: 1. Hotline: 094 238 6611 2. Email: tuvan2@afa.edu.vn (Ms. Hồng) – tuvan3@afa.edu.vn – tuvan4@afa.edu.vn 3. Trực tiếp: Văn phòng AFA Research & Education, tầng 3, tòa nhà GP Invest, số 170 La Thành, Hà Nội |
Ảnh: Hội thảo CMA Grand Conference tổ chức tháng 12.2016 tại TP. Hà Nội