Đằng sau những thất bại kinh doanh

4179

Tại sao có một số công ty thành công, trong khi một số khác lại thất bại? Mặc dù “mỗi nhà mỗi cảnh” và luôn tồn tại những “vận rủi” khác nhau, nhưng luôn có một số nguyên nhân chung nhất của thất bại. Hãy cùng AFA Research & Education tìm hiểu một số nguyên nhân và giải pháp đằng sau những thất bại của các công ty nhé!

 

Jeff Bezos, chủ tịch kiêm sáng lập viên Amazon từng có bài viết về 5 bài học đơn giản đúc kết từ kinh nghiệm của chính mình trên mục E-tailer nổi tiếng của Amazon.com, trong đó bài học thứ ba là: “Làm việc hiệu quả và khắc phục nhanh chóng những sai lầm cho dù nhỏ nhất”. Hơn ai hết, Jeff Bezos hiểu rõ điều ẩn chứa sau những câu chữ này: Ông đã nâng Amazon.com lên thành nhãn hiệu Internet hàng đầu, mặc dù họ đã có những năm làm ăn thua lỗ. Còn ở bên kia đại dương, Steve Case của American online cũng “biết thế nào” là tốc độ và cuộc chạy đua với thời gian. Và vị cử nhân môn khoa học chính trị này đã biến AOL thành hãng Internet đầu tiên có mặt trong danh sách Fortune 500. Vị CEO ấy thường ví việc quản lý AOL trong sự tăng trưởng mạnh của nó chẳng khác nào những nỗ lực điều khiển động cơ trên một chiếc máy bay, mà nếu không cẩn thận có thể rơi ngã bất cứ lúc nào. Nếu ứng dụng bài học của Jeff Bezos vào sự so sánh của Steve Case, bạn có thể thấy rằng bất cứ thất bại nào dù nhỏ nhất cũng đều có những nguyên nhân sâu xa của nó.

Lập kế hoạch không phù hợp

Không ai ngạc nhiên vì đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, bên cạnh nguyên nhân thiếu vốn kinh doanh hay hoạt động lưu chuyển tiền mặt yếu kém. Sẽ rất quan trọng nếu bạn vạch ra một kế hoạch kinh doanh càng toàn diện và chi tiết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Việc này có thể mất nhiều thời gian và khi một kế hoạch được chuẩn bị xong thì có thể cần thêm thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng để hoàn thành. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó không bị bỏ phí, mà chính là thời gian để có được những thành công chắc chắn hơn. Ngược lại, nếu bạn không có kế hoạch mà vẫn tiến lên phía trước theo kiểu “nhắm mắt làm bừa”, thì có nhiều khả năng bạn sẽ phải kết thúc kế hoạch đó bằng cơn đau tim và hàng chục nghìn USD tan thành mây khói. Chính vì vậy, người lãnh đạo cần phải có kiến thức trong xây dựng chiến lược phát triển công ty theo các mô hình chiến lược kinh doanh hiện đại. Trong khóa học “CMA: Tài chính doanh nghiệp ứng dụng – Applied Corporate Finance” CFO sẽ được trang bị các kiến thức và am hiểu tổng quan về tài chính nhằm có khả năng thiết lập chiến lược tài chính để đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển.

Thiếu thực thi

Khi hành động không bám sát kế hoạch đề ra, sai lầm rất dễ xảy ra. Và ngay cả khi kế hoạch đề ra không được thực hiện một cách đầy đủ, sai lầm cũng là chuyện thường thấy. Khi một CEO từ chức hay một CFO thoái vị, mọi người hiểu rằng nguyên nhân bởi vì họ không thực hiện được những kết quả như mong đợi, hay theo ngôn từ của giới phân tích là “ban quản lý không hoàn thành kế hoạch đề ra”. Họ bị sa thải khi mắc những sai lầm rõ như ban ngày. Thực thi chiến lược phát triển và tối ưu hoá doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng của một chủ doanh nghiệp. Trong khóa học CMA với các kỹ thuật quản trị tinh gọn nhằm tối ưu hoá doanh nghiệp, giảm thiểu các quy trình và từ đó tối ưu chi phí. Một đồng chi phí tiết kiệm chính là một đồng lợi nhuận cho công ty. Các kỹ thuật quản trị chi phí hiện tại như Just-in-Time, Target Costing, ABC, ABM sẽ được trang bị và thực hành tốt nhất cho người tham gia

Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị

 

Nhiều hoạt động kinh doanh được bắt đầu từ một người có rất ít kinh nghiệm về quản trị hoặc chưa qua đào tạo về quản trị, bởi vì tiền thân của hầu hết các nhà kinh doanh là những người tự lập. Một số người nghĩ rằng lĩnh vực quản trị chỉ là ý thức chung (common sense). Nhưng nếu các nhà quản trị không biết đưa ra những quyết định kinh doanh thích hợp, thì họ sẽ không thể đạt được thành công trong tương lai. Vì thế, các nhà lãnh đạo cần tiếp cận chương trình quản trị chiến lược tài chính toàn diện để thực hiện mục tiêu của mình. Chị Nguyễn Thị Sơn Bình – Trưởng Ban Kế toán quản trị Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông quân đội Viettel chia sẻ: “Tôi đã phải tham gia rất nhiều khóa học vềquản trị chiến lược. Đó thật sự là một điều rất cần thiết nếu bạn đang muốn hướng đến vị trí cao trong công ty. Khóa học tôi tâm đắc nhất là khóa học CMA, nội dung và phương pháp học của chương trình CMA Australia đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong công việc quản trị và quản trị tài chính của tập đoàn. Các phương pháp quản trị hiện đại đã giúp tôi xây dựng được các hệ thống thông tin quản trị hỗ trợ lãnh đạo tập đoàn ra các quyết định quan trọng về đầu tư, quản trị và tối ưu chi phí, phân tích kinh doanh đa chiều, và các phương pháp phân tích dữ liệu lớn phục vụ công tác quản trị của Tập đoàn.”

Rủi ro kinh doanh, thâm thủng tài chính

Quản lý tài chính là công việc nhận định các rủi ro và chế ngự rủi ro đó. Những sai sót sẽ xảy ra khi những rủi ro trên không được phòng ngừa đầy đủ. Thông thường, sai sót bắt nguồn từ một điểm yếu kém nào đó trong kinh doanh và khi không ai chú ý đến hoặc không ai nói ra, nó sẽ nhanh chóng biến thành một vụ bê bối tài chính, chẳng hạn như một vị CFO không kịp báo trước cho các nhà đầu tư lúc tình hình xấu diễn ra, để rồi hậu quả là CEO của ông ta không thể đạt được mục tiêu của mình.

 

SONY DSC

“CMA: Tài chính doanh nghiệp ứng dụng” – Với khung chuẩn quốc tế, CMA đã được “may đo” theo bối cảnh thị trường Việt Nam. Các bài tập tình huống (Case study) được thiết lập trên nền tảng kinh nghiệm triển khai các dự án xây dựng hệ thống quản trị tài chính cho rất nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, tập đoàn, các dự án huy động vốn, mua bán sáp nhập (M&A) trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời các bài tập tình huống vẫn tuân thủ khung chuẩn quốc tế của chương trình nhằm giúp những người tham gia có cơ hội thực hành tốt nhất để áp dụng kiến thức đã học trong thực tế các doanh nghiệp thật.

Thông tin chi tiết: https://goo.gl/6tT3yw

Tổng hợp theo BWportal